Wednesday, November 13, 2013

Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Phi Luật Tân


Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi,...

- Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.
Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.
Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.
Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.
Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.
Trần Trung Đạo

American Racer và Green Port đang vận chuyễn những người tỵ nạn Viêt Nam tại Phi Luật Tân vào ngày 2 tháng 5 năm 1975



With reports of more than 10,000 estimated casualties, and an excess of 9 million people affected, Typhoon Haiyan is one of the most devastating storms ever to make landfall.
With the Red Cross and other agencies saying they expect the number of casualties and total damage from the storm to soar, there are many organizations stepping up to provide relief to the victims and families of Haiyan.
Here are just some of them:
American Red Cross: Sent support specialists to help the hardest hit areas.
AmeriCares: AmeriCares has emergency medicines and supplies ready to help families displaced by the storm.
Direct Relief International: Direct Relief is collaborating with its partner on the ground, Asia America Initiative (AAI), to coordinate the delivery of needed medical aid, which is expected to arrive in the Philippines capital, Manila, early next week.  The donation contains antibiotics, pain relievers, nutritional supplements, anti-fungal medications, wound dressings, and chronic disease medicines.
Mercy Corps: Mercy Corps is launching immediate relief efforts after one of the strongest storms in recorded history devastates the Philippines.
Save the Children: Save the Children has worked in the Philippines for the past 30 years and quickly delivers humanitarian relief after the nation's frequent typhoons and other disasters.
UNICEF: UNICEF is working to provide safe water, hygiene supplies, food, shelter and a safe environment to recover.
World Food Programme: WFP is mobilizing quickly to reach those in need. Please make a donation now to provide emergency food assistance to families and children.


Super Typhoon Haiyan Devastates The Philippines
Nov 11, 2013 | 0  

Officials are now estimating that as many as 10,000 deaths may have been caused in the Philippines by the landfall of one of the most powerful storms on record, Super Typhoon Haiyan. WInd gusts were measured up to 195 mph, and the storm's reach extended over a thousand miles as it approached the Philippines last Friday. The extent of the devastation is still being assessed by humanitarian groups, but all measures so far indicate a historic level of damage, requiring millions in aid and years for recovery. [26 photos]

alt
A boy who was wounded by flying debris due to Super Typhoon Haiyan stays at the ruins of his family's house in Tacloban city, on November 10, 2013. Haiyan destroyed about 70 to 80 percent of the area in its path as it tore through Leyte province on Friday, said chief superintendent Elmer Soria, a regional police director. (Reuters/Erik De Castro) alt

alt
2
Super Typhoon Haiyan moves towards the Philippines, on November 7, 2013 in the Pacific Ocean. (NOAA via Getty Images) # alt

alt
3
Huge waves brought about by powerful typhoon Haiyan hit the shoreline in Legazpi city, Albay province, on November 8, 2013. (AP Photo/Nelson Salting) # alt

alt
4
Survivors stand among debris and ruins of houses destroyed after Super Typhoon Haiyan battered Tacloban city in central Philippines, on November 10, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
5
Vehicles float in floodwaters, on November 10, 2013, following the devastation left by Typhoon Haiyan. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
6
An aerial photo shows uprooted coconut trees on a hill near the town of Guiuan in Eastern Samar province in the central Philippines, on November 11, 2013 only days after Super Typhoon Haiyan devastated the town on November 8. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
7
An aerial photo shows typhoon devastation along the coast in Eastern Samar province, central Philippines on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
8
Flattened houses in the city of Tacloban, Leyte province, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
9
Uprooted coconut trees on a hill near the town of Guiuan in Eastern Samar province, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Devastation in Guiuan, Eastern Samar province, on November 11, 2013. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
A mother cries in relief upon boarding a Philippine Air Force helicopter, on November 11, 2013 following Friday's typhoon Haiyan. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Survivors look up at a military C-130 plane as it arrives at typhoon-ravaged Tacloban city, Leyte province, on November 11, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
The body of a typhoon victim lies on a door after Typhoon Haiyan battered Tacloban city, on November 10, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
The remains of an airport control tower, after Typhoon Haiyan slammed into Tacloban city, on November 9, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
A cargo ship washed ashore, four days after Super Typhoon Haiyan hit Anibong town, Tacloban city, on November 11, 2013. (Reuters/Romeo Ranoco) # alt

alt
An aerial image taken from a Philippine Air Force helicopter shows the devastation caused by typhoon Haiyan in Guiuan, on November 11, 2013. Authorities said at least 2 million people in 41 provinces had been affected by Friday's disaster and at least 23,000 houses had been damaged or destroyed. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Newborn baby Bea Joy is held as mother Emily Ortega, 21, rests after giving birth at an improvised clinic at Tacloban airport, on November 11, 2013. Bea Joy was named after her grandmother Beatrice, who was missing following the onslaught of typhoon Haiyan. Ortega was in an evacuation center when the storm surge hit and flooded the city. She had to swim to survive before finding safety at the airport. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Destroyed houses on Victory Island off of the town of Guiuan in Eastern Samar province, central Philippines, on November 11, 2013. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Devastated houses float on sea water after Super Typhoon Haiyan hit Tacloban city, on November 11, 2013. (Reuters/Romeo Ranoco) # alt

alt
An aerial view of a coastal town, devastated by super Typhoon Haiyan, in Samar province on November 11, 2013. (Reuters/Erik De Castro) # alt

alt
Survivors walk along a dark city as electricity has been cut after Typhoon Haiyan slammed into Tacloban city, on November 9, 2013. (AP Photo/Aaron Favila) # alt

alt
Jessamere Enriquez, 14, helps her mother inform their family in Manila of their situation using Facebook at a free internet kiosk provided by an internet service provider after Haiyan battered Tacloban city, on November 11, 2013. Due to the scarcity of resources, each person was allowed only 3 minutes of use. (Reuters/Edgar Su) # alt

alt
Destroyed houses along the water in the town of Guiuan in Eastern Samar province, on November 11, 2013 only days after Super Typhoon Haiyan devastated the town on November 8. (Ted Aljibe/AFP/Getty Images) # alt

alt
Residents queue up to receive treatment and relief supplies at Tacloban airport, on November 11, 2013, following Friday's typhoon. Typhoon-ravaged Philippine islands faced an unimaginably huge recovery effort that had barely begun Monday, as bloated bodies lay uncollected and uncounted in the streets and survivors pleaded for food, water and medicine. (AP Photo/Bullit Marquez) # alt

alt
Residents wait for supplies to be unloaded from the U.S. military aid shipment flown in to Tacloban airport, on November 11, 2013. (AP Photo/Wally Santana) # alt
alt
A surivor walks among the debris of houses destroyed by Super Typhoon Haiyan in Tacloban city, on November 11, 2013. The United States, Australia and the United Nations mobilized emergency aid to the Philippines as the scale of the devastation unleashed by Super Typhoon Haiyan emerged on November 11. (Noel Celis/AFP/Getty Images

 Sơ Kết Bão Tại Philippines: 2,500 Người Chết, Tốn 19 Tỉ MK; Mẫu Hạm USS Washington Của Mỹ Đang Tới Phi Để Giúp Cứu Trợ
(11/13/2013) (Xem: 314)

TACLOBAN - TT Aquino đã đưa ra ước lượng cập nhật về tử vong do bão Haiyan gây ra tại miền trung Philippines, là 2000 đến 2500 người chết - cùng ngày, chiến hạm Hoa Kỳ và Anh trực chỉ quần đảo Philippines.
Ông Aquino tuyên bố "10,000 tôi nghĩ là quá nhiều". Trả lời phỏng vấn của CNN, ông nói chính quyền đang thu thập thông tin. Con số tử vong chính thức công bố hôm Thứ Ba là 1774.

Thủ phủ Tacloban của tỉnh Leyte đã trở thành bình địa - các viên chức sợ rằng 10,000 người chết tại tỉnh này, gồm nhiều người chết đuối vì sóng dâng cao như sóng thần.

Mẫu hạm USS Washington đã lên đường với 5000 binh sĩ và 80 phi cơ sẽ giúp tăng tốc nỗ lực cứu trợ - Ngũ Giác Đài loan báo: 4 chiến hạm khác sẽ đến trong 2 đến 3 ngày.

Cứu trợ đã tới Tacloban trên những con đường còn rải rác tử thi 2 bên trong lúc mưa trở lại.

Khoảng 660,000 người di tản tránh bão nay thiếu luơng thực, nước uống và thuốc men, theo thông báo của LHQ.

Anh đang gửi 1 chiến hạm sang với máy lọc nước biển - tàu HMS Daring đã rời Singapore, sẽ tới Philippines trong 2 hay 3 ngày.

Bộ trưởng nội vụ Manuel Roxas báo cáo: chính quyền Tacloban không còn - các viên chức chết, mất ích hay mất tinh thần không thể làm việc. Chỉ 20 người trong lực lượng cảnh sát Tacloban trình diện nhận việc - ông tuyên bố: tình hình đã ổn định, không còn hôi của, luơng thực tiếp tế đang tới, mỗi ngày nhận đuợc 50,000 bao. Mỗi bao gồm 15 phần ăn. Bộ trưởng xã hội xác nhận cứu trợ đã tới 1/3 trong số 45,000 gia đình tại Tacloban.

Bộ trưởng tài chính Cesar Purisima cho hay thiệt hại kinh tế do siêu bão Haiyan gây ra là giảm 1% GDP năm tới.

Tổ chức phân tích tai họa tại Đức uớc luợng thiệt hại kinh tế là giữa 8 tỉ và 19 tỉ MK.

Tình hình thê thảm tại vùng thiên tai chưa giảm bớt, theo nhận xét của phóng viên. Tại phi trường của thành phố Tacloban, chỉ còn đài kiểm soát không lưu đứng vững, không còn cửa kính - nhưng, chuyên viên không lưu vẫn làm việc, thận trọng điều khiển phi cơ dân sự và quân sự lên xuống. Gần bên bãi đậu xe, mùi tử khi bốc lên - 1 tử thi vô thừa nhận đang thối rữa, tuy đã đuợc gói trong bao xác. Quang cảnh tại phi trường là hình ảnh tuyệt vọng hàng ngày, với hàng ngàn hành khách chờ lên phi cơ, nóng lòng muốn trốn khỏi điều kiện tang thương mà siêu bão Haiyan để lại.



CAMP FOSTER, Okinawa (Stars & Stripes) – Quân đội Mỹ hôm Thứ Ba gấp rút gia tăng việc điều động các đơn vị hải quân và thủy quân lục chiến để tham gia vào nỗ lực cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ di chuyển từ Hồng Kông sang Philippines. (Hình: Getty Images)

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vào trưa ngày Thứ Ba đã đưa thêm 100 lính từ Okinawa bằng phi cơ vận tải C-130 đến vùng thiên tai. Hải đội do hàng không mẫu hạm USS George Washington chỉ huy, đang ghé bến Hồng Kông nghỉ ngơi, cũng được lệnh nhổ neo sớm một ngày và cấp tốc lên đường tới Philippines.

Các binh sĩ TQLC lên đường hôm Thứ Ba trực thuộc Lữ Đoàn 3 Viễn Chinh, có căn cứ đặt tại Okinawa. Trước đó vào ngày Thứ Hai, bốn chiếc phi cơ vận tải loại MV-22 Osprey, ba chiếc C-130 và 180 binh sĩ đã đến khu vực thiên tai ở quốc gia với hơn 7,000 hòn đảo này.

Một đơn vị tiền phương TQLC gồm khoảng 80 người đã đến căn cứ không quân Villamor Air Base ở thủ đô Manila và căn cứ không quân cũ Clark Air Base tại thành phố Angeles City, có nhiệm vụ thẩm định tình hình và các nhu cầu cần thiết.

Hải đội do chíêc USS George Washington chỉ huy gồm có 5,000 quân nhân và hơn 80 phi cơ cũng sẽ tham gia nỗ lực cứu trợ. Hai tuần dương hạm USS Antietam và USS Cowpens, cùng  khu trục hạm USS Mustin và tàu tiếp tế USNS Charles Drew tháp tùng chíêc George Washington.  Trong khi đó, chiếc khu trục hạm USS Lassen, có bến nhà tại Nhật, cũng đã lên đường ngày Thứ Hai.

Các chiến hạm này dự trù sẽ đến vùng biển ngoài khơi Philippines trong từ hai đến ba ngày, theo phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little. (V.Giang)















































No comments:

Post a Comment