Cập
nhật: 10:54 GMT - thứ ba, 12 tháng 11, 2013 (BBC)
Hoa Kỳ đã thông
qua khoản viện trợ trị giá 20 triệu đôla cho Philippines
Hoa Kỳ đứng
đầu danh sách viện trợ cho Philippines, trong khi Trung Quốc xếp chót bảng, với
khoản viện trợ 100 nghìn đôla, bằng Việt Nam.
Khoản viện trợ
tiền mặt từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, ông Tần Cương, công bố vào thứ Hai, 11/11, chỉ bằng 1/200 tổng giá
trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Hoa Kỳ.
Trung Quốc và
Philippines hiện vẫn đang đối đầu về vấn đề chủ quyền trên biển.
Ngày 22/1 năm
nay, chính phủ Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra
Tòa án Quốc tế.
Trong một động
thái hiếm thấy, tờ Hoàn cầu Thời báo trong bài xã luận ngày 12/11 đã cho rằng
tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và Philippines không nên ảnh
hưởng quyết định viện trợ của nước này đối với nạn nhân bão Haiyan.
"Việc cứu trợ
cho nạn nhân bão ở Philippines là điều nhất quyết phải thực hiện," tờ này
viết.
"Hình ảnh của
Trung Quốc trên thế giới là điều quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích của
Trung Quốc. Nếu quay lưng lại với Manila vào lúc này, Trung Quốc sẽ hứng chịu sự
thiệt thòi lớn rất lớn."
"Khoản viện trợ
cho nạn nhân bão [Haiyan] là viện trợ nhân đạo, hoàn toàn khác với viện trợ nước
ngoài, vốn được thực hiện dựa trên quan hệ chính trị," tờ này viết
thêm.
Tin về chuyện
"Trung Quốc, cường quốc nhưng gửi tiền cứu trợ rất thấp cho
Philippines" đã thành chuyện quốc tế, được các trang New York Times
và Bấm CNBCđăng tải.
Theo New York
Times hôm 11/11/2013, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời
câu hỏi có phải khoản viện trợ nhỏ như vậy có lý do Trung Quốc và
Philippines đang tranh chấp lãnh thổ.
Trang báo này
cũng nhắc tiền cứu trợ bão của Bắc Kinh cho Manila năm 2011 là 1 triệu
đôla.
Đài Loan, vốn
cũng từng nhiều lần xung đột chủ quyền trên biển với Philippines, đã công bố sẽ
viện trợ 200 nghìn đôla.
Ngày 11/11,
chính phủ Việt Nam cũng đã công bố sẽ viện trợ khẩn cấp cho Philippines 100
nghìn đôla tiền mặt.
Viên trợ từ nhiều nước
Trong những ngày
qua, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã công bố các khoản viện trợ cho
Philippines dưới nhiều hình thức.
Hoa Kỳ đã huy
động khoảng 90 lính thủy quân lục chiến và hải quân để hỗ trợ cho công tác cứu
trợ. Nước này cũng đã gửi 55 tấn lương thực, đủ dùng cho 20 nghìn trẻ em và 15
nghìn người lớn trong vòng 5 ngày đến các khu vực chịu ảnh hưởng của
bão.
Tòa đại sứ Hoa
Kỳ trước đó cũng đóng góp khoản viện trợ trị giá 100 nghìn đôla dùng cho việc
cung cấp nước uống và sát trùng.
Anh quốc cho
biết sẽ điều tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daring từ Singapore tới và một phi cơ
vận tại RAF C-17 cũng sẽ được điều tới khu vực bị nạn.
Thủ tướng Anh
nói thêm sau bão Haiyan, giá trị khoản cứu trợ của Anh dành cho Philippines tăng
từ 6 triệu lên 10 triệu bảng, (khoảng 16 triệu đôla), bao gồm đồ gia dụng, lều
dã chiến và nước uống.
Bộ Ngoại giao
Nhật Bản ngày 12/11 cho biết sẽ cung ứng 10 triệu đôla tiền mặt cho các tổ chức
quốc tế để giúp cung cấp nhà tạm, lương thực và nước uống cho người dân
Philippines. Trước đó, nước này cũng đã cử một nhóm nhân viên y tế gồm 25 người
đến các khu vực bị bão tàn phá,
Các nhân viên y
tế của Nhật Bản lên đường sang Philippines
Các Tiểu Vương
Quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố sẽ gửi khoản viện trợ trị giá 10 triệu
đôla.
Úc đã thông qua
gói cứu trợ nhân đạo trị giá 10 triệu đôla, trong đó bao gồm việc gửi đến các
nhân viên y tế kèm theo hàng hóa phi thực phẩm như vải bạt, đệm ngủ, lưới chống
muỗi, nước uống và các dụng cụ vệ sinh cá nhân.
New Zealand cũng
đã công bố khoản viện trợ hơn một triệu đôla.
Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hiện đang chuyển đến Philippines khoản lương thực,
thuốc lọc nước, xà phòng và một số vật dụng y tế tổng trị giá khoảng 1,3 triệu
đôla.
Ủy hội Châu Âu
cho biết sẽ dành 4 triệu đôla để hỗ trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề
nhất.
Chương trình
Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc hiện đang vận chuyển khoảng 40 tấn bánh
quy giàu chất đạm, đủ để cung ứng cho 120 nghìn người trong một ngày, cũng như
một số trang thiết bị liên lạc và cứu trợ khẩn cấp khác.
No comments:
Post a Comment